Võ Thuật chùa Long Phước

Nếu Thiếu Lâm Tự trứ danh về võ thuật, nói đến võ Tàu hầu như ai cũng nghĩ ngay đến võ Thiếu Lâm thì nói đến võ chùa ở Việt Nam, cái tên nào sẽ được xướng lên? Đến với vùng “đất võ” Bình Định, cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam, bạn sẽ có dịp khám phá ngôi chùa “đệ nhất võ học”, nơi được xem là “Thiếu Lâm Tự” phiên bản Việt – chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước).

   Chùa được ôm ấp bởi những cánh đồng xanh ngát, mênh mông, thoang thoảng thơm ngọt mùi lúa mới. Khung cảnh thanh vắng, mộc mạc của làng quê càng làm cho chùa Long Phước trở nên bình dị, trang nghiêm mà an nhiên. Khuôn viên chùa thoáng mát, rộng rãi, gần gũi với thiên nhiên. Kiến trúc chùa đơn giản, bình dị.

   Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Liễn từng nhận định, võ cổ truyền Bình Định không chỉ đơn thuần là một môn phái, một cái nôi của võ thuật, mà là tinh hoa của một nền văn hóa.

Đoàn võ thuật thuộc môn phái Tinh võ đạo (Nga) thực hiện nghi thức bái sư ở chùa Long Phước (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), thể hiện tấm lòng "tôn sư trọng đạo" - nét đẹp văn hóa tốt đẹp của võ cổ truyền Việt Nam.

Nữ võ sư Hồ Hoa Huệ (giữa), Chưởng môn phái Tinh võ đạo cùng các môn sinh giao lưu võ cổ truyền Bình Định tại chùa Long Phước, huyện Tuy Phước. Bà trăn trở dù bạn bè khắp nơi trên thế giới thán phục, mê mẩn, theo học từ lâu, hiện nay võ cổ truyền Bình Định mới dừng lại là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bình Định xưa nay được mệnh danh là miền đất võ, cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Làm nên “thương hiệu” đó phải kể đến võ đường của các võ sư nổi tiếng như: võ đường Phi Long Vịnh, Long Ngọc Phú, Bửu Thắng, Hà Trọng Sơn… Và cả phái võ ở chùa Long Phước.

Chủ đề liên quan